5 nỗi sợ cần loại bỏ để thành công

Cơ chế phản ứng lại các đe dọa của não người cũng cũ kỹ như chính loài người nguyên thủy vậy.

5-noi-so-can-loai-bo-de-thanh-cong

Cơ chế phản ứng lại các đe dọa của não người cũng cũ kỹ như chính loài người nguyên thủy vậy. Từ thuở sơ khai, nó đã chống chọi với cuộc sống khác xa so với những gì chúng ta đang đối mặt ngày nay, ta cũng có thể tạm gọi là nó đã “lỗi thời”. Như một bản năng tồn tại, nó vẫn làm một số công việc hữu ích cho cuộc sống của tổ tiên loài người.

Nhưng cơ chế này cũng có mặt trái, nó sẽ kiềm hãm bạn, làm bạn không phát triển được. Ngay bây giờ não bạn không những đang tìm kiếm những mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của bạn mà còn được cảnh báo bởi những trải nghiệm thông qua thời gian có liên quan đến sự an toàn về mặt thể chất của bạn. Đây cũng là ngưỡng cửa mà những người đã thành công phải trải qua và đã biết cách lấy lại quyền điều khiển mọi việc về tay mình. Họ cảm thấy nỗi sợ hãi nhưng lại lựa chọn một cách tỉnh táo là bởi vì họ không bị đóng băng bởi những mối nguy hiểm sau đây:

1. Sợ thất bại

Đây có lẽ tư tưởng què quặt phổ biến nhất ngăn cản con người gặt hái thành công. Nỗi sợ thất bại được ví sánh nỗi sợ của những nghệ sĩ, những ai bỏ dở tác phẩm của mình, bởi họ không tin rằng nó sẽ hoàn hảo khi hoàn thành.
Những doanh nhân thường trì hoãn việc ra những quyết định quan trọng, đợi thêm thông tin hay chờ thời cơ hoàn hảo – điều không bao giờ xảy ra. Trong tình cảm, dù mối quan hệ không ưng ý con người ta vẫn thường chịu đựng bởi họ sợ bỏ lỡ chuyến đò và sợ quá già cỗi để bắt đầu lại con đường yêu. Những người trẻ thì trốn tránh, không muốn thử sức những điều mới lạ, sợ rằng lỡ như thất bại sẽ làm thất vọng cho các bậc phụ mẫu.

Nhưng đây mới là vấn đề. Chúng ta hỏi hỏi được nhiều nhất và phát triển ở mức cao nhất khi và chỉ khi chúng ta ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Nếu bạn không học cách thất bại, bạn mãi sẽ không học hỏi được gì. Và việc học hỏi chính là nền tảng của bất cứ thành công nào.

2. Sợ mất kiểm soát

Chúng ta đều biết những người có nỗi sợ như thế. Người chuyên đề xướng những bữa tiệc, lên kế hoạch đến chi tiết cuối cùng, nhưng lại gạt qua hết những trò đùa tự phát. Người xếp muốn bản báo cáo phải theo quy chuẩn nhất định và không muốn nghe bất cứ ý tưởng mới mẻ nào. Những bậc cha mẹ kiểm soát hầu hết mọi hoạt động của con trẻ và sắp xếp mọi thứ trong nhà như một doanh trại.

Não chúng ta yêu thích những điều an toàn, cố định, nhưng những ai hiểu biết sẽ tạo ra một sự khác biệt qun trọng giữa những gì họ có thể và không thể điều khiển. Họ hướng năng lượng đến những việc mà họ có thể điều khiển và và phản ứng những gì ngược lại bằng việc tìm kiếm những lựa chọn khác, chứ không cứng nhắc dính chặt vào con đường ưa thích. Họ có thể bị mất kiểm soát, thậm chí chỉ cần không cảm thấy thoải mái lắm. Cuối cùng, họ nhận ra việc duy nhất họ kiểm soát được chính là bản thân họ.

3. Sợ khác người

Tâm lý theo số đông chính là nơi nỗi sợ này bắt đầu bén rễ. Nếu bạn hòa lẫn vào đám đông, bạn sẽ không được chú ý và có khả năng bị từ chối. Nếu bạn suy nghĩ như những người khác, bạn sẽ không bị phê bình. Nếu bạn sống một cuộc sống tầm thường, bạn sẽ không bị phán xét. Nhưng cái giá là gì? Nếu khác người một tý bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe.

Liệu cuộc nói chuyện trên bàn ăn, nơi mà bạn không ngần ngại nói lên quan điểm, hay một sân khấu quốc tế nơi bạn giả sử phải thay đổi, nắm chặt cơ hội để tỏa sáng thì cái nào xứng đáng để thử. Không phải lúc nào cũng có được những tràn pháo tay hoan hô. Không khí có thể hơi trầm lắng và mọi người thì cứ dương mắt lên. Nhưng bạn đâu có bị ăn thịt bởi những con chó sói và vẫn có những người thầm nghĩ rằng bạn làm rất tốt.

Tinh thần sẵn sàng đi tìm tiếng nói bản thân và luôn là chính mình có thể mở được những cánh cửa, giúp bạn học hỏi từ cuộc sống, mang đến sự bình yên trong tư tưởng và sự hài lòng sẽ đến từ việc sống trọn vẹn.

4. Sợ bỏ lỡ

Bạn đã từng có cảm giác hỗn độn trong lòng khi bạn nghe tin ai đó được vinh danh về việc gì đó mà bạn đã mong mỏi bấy lâu? Có thể là quản lý khen ngợi thành viên khác trong nhóm bởi một ý tưởng hay, và bạn thì tự nói với mình rằng “Tôi cũng đang nghĩ như vậy mà…” đồng thời lia một ánh nhìn hình viên đạn qua người đồng nghiệp được khen ngợi.

Hoặc có công ty cùng ngành nào đó tung ra một sản phẩm tạo nên cơn sốt trong thị trường, và bạn bạn sợ rằng mình đã bỏ lỡ thị phần. Hoặc có thể bạn nghe tin bạn bè sắp kết hôn hay có con, thay vì hạnh phúc thay cô ấy thì lại nghĩ rằng mình càng lúc càng mất đi cơ hội được hạnh phúc. Như thể mỗi hạnh phúc hay thành công của người khác làm giảm đi một cơ hội để bạn thành công hay hạnh phúc. Nhưng không, hãy bắt đầu bơi trên chính đường bơi của mình, rồi bạn sẽ thấy nó đủ cho tất cả mọi người, không một ai bị khiếm khuyết.

5. Sợ đối diện với sự thật

“Tại sao những việc này luôn xảy ra với tôi vậy?” Câu hỏi này là dấu diệu chắc chắn rằng một người mang đang mang tâm lý đổ lỗi. Trong vòng tròn các mối quan hệ bạn sẽ có thể thấy điển hình của tâm lý đổ lỗi hơn bạn tưởng. Một cô bạn cứ thích theo đuổi những chàng điển trai đào hoa rồi sau đó lại tự hỏi tại sao mình luôn là người tổn thương. Một anh chàng cứ than thở rằng mình lận đận trong công việc nhưng lại nói y chang như thế sau khi anh ta liên tục bỏ 3 công việc. Hay một người hay viện cớ lý do đi làm trễ của mình bằng bao nhiêu lời phàn nàn về chính phủ rằng không đủ xe buýt hay đường xá xuống cấp.

Khi ai đó tin rằng những nhân tố bên ngoài phải chịu trách nhiệm với sự bất mãn của họ và một người nào khác phải chịu cái lỗi mà đáng lẽ là của mình, thì họ chính là nạn nhân. Tin rằng bản thân không có khả năng thay đổi hoàn cảnh, hay sự việc gì sẽ dẫn đến việc họ tìm kiếm người khác để thay thế. Những nạn nhân này lãng phí thời gian và sức lực để sống trong hoài niệm. Những người thành công sẽ chịu mọi trách nhiệm với nhiệm vụ của mình và tập trung vào năng lực bản thân để thay đổi tình huống.

Nỗi sợ hãi nào đang kiềm hãm bạn? Hãy đặt cho nó một cái tên và, chia tay nó ngay, và ngắm nhìn bản thân từng bước thành công.

(Nguồn: huffingtonpost)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *