9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Thất Bại

Cái mà mỗi người trong chúng ta muốn trong đời là gì? Chính là thành công trong việc mưu cầu hạnh phúc, theo đuổi danh lợi hay bất cứ thứ gì chúng ta thích. Nhưng chuyện đó đâu phải lúc nào cũng xảy ra. Và tất nhiên, mọi sự việc diễn ra trên đời đều có lý do cả. Có 9 lý do chính giải thích tại sao thành công mãi không mỉm cười với bạn.

9-nguyen-nhan-that-bai

Cái mà mỗi người trong chúng ta muốn trong đời là gì? Chính là thành công trong việc mưu cầu hạnh phúc, theo đuổi danh lợi hay bất cứ thứ gì chúng ta thích. Nhưng chuyện đó đâu phải lúc nào cũng xảy ra. Và tất nhiên, mọi sự việc diễn ra trên đời đều có lý do cả. Có 9 lý do chính giải thích tại sao thành công mãi không mỉm cười với bạn.

9. Bạn thất bại bởi bạn không lên lế hoạch

Cái kiểu sống tùy cơ ứng biến nghe có vẻ hay ho nhưng thực chất chỉ là cách sống đối phó thụ động với những gì xảy ra trong đời. Và tất nhiên, kết quả của nó sẽ khó mà như ý bạn mong muốn. Chỉ cần chủ động lên một kế hoạch đơn giản cũng có thể tăng xác suất thành công của bạn hơn rất nhiều.

Hãy nhớ là đừng bao giờ lên kế hoạch kiểu “Ngày mai tôi sẽ tập thể dục” mà hãy thật cụ thể như “3 giờ chiều ngày mai, tôi sẽ đạp xe đến trung tâm California Yoga and Fitness center và hoàn thành bài tập chân 35 phút, bắt đầu bằng đứng gánh tạ”. Việc có một cái nhìn rõ ràng về mục đích của mình sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ càng hơn để đè bẹp mọi chướng ngại vật trên đường, thường gặp nhất chính là sự lười biếng, trì hoãn của bạn, à mà không, của đa số chúng ta mới đúng.

Khi bạn đặt mục tiêu không rõ ràng, bạn sẽ có xu hướng hành động tùy tiện theo định nghĩa riêng của mình. Quay lại ví dụ trên, nếu bạn chỉ ậm ừ rằng mình sẽ tập thể dục thì có nhiều khả năng bạn sẽ đi bộ quanh khu nhà một vòng chưa đến 10 phút và tự hài lòng bảo đấy chính là tập thể dục. Và điều đó thì chẳng tốt tí nào!

8. Bạn thất bại bởi bạn cố gắng leo núi khi bạn thậm chí còn chưa ra khỏi nhà

Bạn nghĩ như thế nào về mục tiêu “mỗi ngày một cái hít đất”. Chắc bạn sẽ khây khẩy bảo rằng quá dễ và một cái thì chẳng giúp được gì. Đúng, nhưng cái giá trị nhất luôn bắt nguồn từ sự khởi đầu. Thử cam kết như thế xem, sau một cái hít đất vô cùng dễ như thế bạn sẽ không hề dừng lại mà còn có xu hướng tiếp tục tập, thậm chí hơn 30 phút mà không cảm thấy áp lực hay nản chí. Còn bạn nghĩ như thê sào về mục tiêu mỗi ngày 50 cái hít đất? Cam đoan rằng chỉ một số ít các bạn có thể tự giác làm theo cam kết đó thôi, số còn lại thì nằm ườn trên sofa, không hề có một tí động lực bởi con số 50 quá lớn đối với một người mới bắt đầu.

Vậy đấy, khi mục tiêu của bạn quá cao thì việc nản chí sẽ dễ dàng xuất hiện, gây nên tổn hại đến tính mạng của mục tiêu bạn đã đặt ra. Vậy điều đó có đồng nghĩa với việc bạn phải mơ ước nhỏ đi? Ồ không hề. Ước mơ không bao giờ có giới hạn, cái bạn cần làm làm biết cách chia nhỏ ước mơ thành các mục tiêu hợp lý để từng bước biến ước mơ thành hiện.

7. Bạn thất bại bởi bạn đã để một bước thất bại làm bạn mất tập trung

Trong một cuộc chiến tranh có rất nhiều trận đánh khác nhau, mặc dù việc thua bất kỳ trận nào cũng không hề dễ chịu, cảm giác thất vọng đó cũng giống như khi công việc kinh danh của bạn bị thất bại, bạn bị loại khỏi đội hình thi đấu của trường, hay sách của bạn các nhà xuất bản từ chối. Trong những hoàn cảnh như thế, thật khó để chúng ta có thể lạc quan.

Cuộc sống này là một cuộc chiến tranh tàn khốc, bao gồm các trận chiến nhỏ cũng chẳn hề dễ dàng gì. Đồng ý là chúng ta phải thật tinh tường, sáng suốt để lựa chọn chiến thuật tốt nhất cho từng trận chiến để cơ hội thắng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, thua một hai trận thì đã sao, bạn cũng có được bài học để rút, biết rõ những gì mình không được phạm phải ở những bước tiếp theo.

Chỉ cần cuộc chiến tranh với cuộc đời chưa dừng lại, thì bạn vẫn còn cơ hội để chiến thắng. Điều mà bạn cần làm lúc này là phải nhanh chóng rút ra bài học, xét lại kỹ tình hình và đưa ra phương hướng, chiến lược tốt nhất cho bước tiếp theo. Sau khi bị nhà xuất bản từ chối sách thì bạn sẽ làm gì? Chỉnh sửa lại sách và tiếp tục nộp? Hay bạn sẽ tự xuất bản? Bạn còn có thay đổi chiến lược không? Hay chỉ duy trì một chiến lược từ đầu cho đến khi thành công?.. Hãy nhớ rằng, những nhà lãnh đạo tài ba nhất luôn luôn là người biết thay đổi chiến lược một cách linh hoạt nhất và một cách chiến lược nhất.

Ví như mục tiêu của bạn là một chiếc tàu. Nếu nó là tàu ngầm thì nhìn có vẻ ngầu nhưng khi có sự cố, bạn cũng sẽ mắc kẹt cùng với nó dưới đáy đại dương. Còn tàu thủy thì sao? Nho nhỏ như chiếc thuyền cũng được? Ít ra khi nó vỡ làm đôi, bạn còn có thể tự cứu sống mình nếu biết bơi và ở gần bờ. Nếu tệ hơn, tàu đắm giữa Thái Bình Dương thì sao? Thì ít nhất bạn cũng sẽ có cơ hội sống sót như Rose trong phim Titanic hoặc tham gia vào câu lạc bộ “cướp biển” của Johny Depp.

6. Bạn thất bại vì bạn quá bi quan

Dù bạn có bước đi nhưng trong đầu thì cứ nhẩm rằng mình sẽ thất bại thì chắc chắn rồi, bạn sẽ có cơ hội làm được điều đó. Nếu bạn viết một cuốn sách mà bạn nghĩ nó sẽ không bán được nhiều, không khiến bạn trở nên nổi tiếng, chỉ làm tốn thời gian của bạn thì bạn viết nó để làm gì?

Chủ nghĩa bi quan luôn dẫn đến thất bại! Vì sao? Vì nó làm giảm động lực lẫn nỗ lực của con người dành cho mục tiêu trước mắt. Thành công luôn đòi hỏi phải nỗ lực, mà nỗ lực thì được thúc đẩy bởi môi trường suy nghĩ mà ở đó, nỗ lực không thể nào vô ích được.

5. Bạn thất bại vì bạn sợ hãi quá nhiều

Nỗi sợ hãi chắc phải lạnh lắm mới có thể khiến con người ta “đông cứng” như thế. Bạn có từng băn khoăn tại sao lại có nhiều vụ tai nạn đâm phải hươu, nai khi chúng băng qua đường? Bình thường chúng rất nhạy và chạy rất nhanh, nhưng lại có xu hướng đứng sững lại ngay trước khi chiếc xe cán phải mình. Thật là một chiến thuật ngớ ngẩn. Vậy đấy, cứ đóng băng tại chỗ vì sợ như thế đâu phải là một sách lược thông minh.

Theo Malcolm Glad, phải mất 10,000 giờ mới có thể thuần thục một kỹ năng nào đó, còn sợ hãi thì chẳng giúp ta làm được việc gì. Muốn làm nên chuyện, trước tiên bạn phải đá “nỗi sợ hãi” văng thật xa. Hãy dũng cảm mà đối đầu với nó, rồi bạn sẽ nhận ra thành công chỉ nấp ngay sau lưng nỗi sợ hãi đấy thôi. Vượt qua nỗi sợ hãi cũng chính là một thành công, chỉ cần có thành công này, thì thành công khác sẽ nối đuôi nhau đến.

Mẹo: Bản thân nỗi sợ thì rất sợ “ánh đèn sân khấu” hoặc những thứ vượt ra khỏi cùng an toàn. Chỉ cần bạn tập luyện thì sớm thôi, nỗi sợ sẽ tự bỏ mà đi và bạn không cần phải đấu tranh kịch liệt với nó mỗi khi muốn thực hiện việc gì cả.

4. Bạn thất bại vì bạn có hàng tá lý do và vô số người để đỗ lỗi

Nếu nhà nước không thế này… Nếu bà hàng xóm không thế nọ… Nếu tôi không sống ở đây… Nếu… Nếu… Nếu… Bạn toàn đổ lỗi!

Thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác thì chúng ta nên dành thời gian để giải quyết những công việc khác thì có ích hơn nhiều??! Không, vấn đề không nằm ở chỗ đó. Bởi vì việc đổ lỗi, bản chất của nó đã là một quan niệm sai lầm. Bạn càng đưa ra nhiều lý do hay kéo càng nhiều người vào để đổ lỗi thì chỉ càng chứng tỏ cho cái sự “mất kiểm soát” của bạn.

Nếu muốn thì ai cũng có thể đưa ra lý do hoàn hảo nhất để biện mình cho mình và kết quả là họ cũng sẽ mãi mãi nằm trong đống hỗn độn đó, trong khi những người khác đã thành công hết cả rồi bởi vì họ biết cách chấp nhận và thay đổi bản thân để phù hợp và tốt hơn từng ngày.

3. Bạn thất bại bởi bạn ở không đúng nơi dành cho mình

Đôi khi, thất bại chỉ đơn giản là vấn đề về “vị trí” – bạn sinh ở nhầm nước, sống nhầm thành phố, làm nhầm công việc hay có nhầm thói quen, sơ thích. Đây là mặt khá phức tạp của thất bại – chúng ta biết rõ lúc nào thì nên từ bỏ và rẽ sang hướng khác nhưng chúng ta lại không làm. Bởi vì chúng ta đều biết rõ đâu phải ai cũng có khả năng thành công trên mọi phương diện.

Nhưng nhất định sẽ có một cái gì đó mà ta là người giỏi nhất chứ. Ngay lúc này, chắc chắn là đang có một người nào đó, làm một công việc nào đó chỉ với một kết quả xoàng xĩnh, bình thường nhưng lại hoàn toàn có thể trở thành một người tài giỏi bậc nhất trong một lĩnh vực khác. Có phải là bạn không? Đây chính là lý do mà bạn nên thử mở những cánh cửa khác nhau để tìm ra nơi mình yêu thích. Sau khi đã tìm ra, hãy bước vào trong và khóa chặt cửa đến khi nào thành công mới thôi.

Hãy nhớ, một con khỉ không thể thở dưới nước và có cá cũng không thể leo cây, thất bại hay thành công đơn giản chỉ là vấn đề “vị trí”.

2. Bạn thất bại bơi bạn không quan tâm đến việc mình làm

Rõ ràng, nếu bạn không quan tâm rằng mình có làm tốt việc hay không, bạn cũng sẽ không thể làm tốt được. Sự lãnh đạm, thờ ơ như một loại virut có thể bị tiêm nhiễm ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể là cuộc sống của chúng ta, một khi nó phát tác thì sẽ dẫn đến hàng loạt thất bại. Đáng sợ nhất là mức độ lây lan cuả nó không chỉ trong “cơ thể” mà còn từ người này sang người khác.

Đây tiếp tục là một lý do để bạn mạnh dạn hơn và thử nhiều thứ khác nhau, từ đó loại bỏ sự hơ hững của mình trong những việc bạn làm. Bạn càng hào hứng về cuộc sống của mình, thì khả năng tìm tòi, sáng tạo của bạn càng cao. Sự hờ hững, lãnh đạm có thể đưa con người đến cảnh khổ tối tăm nhất của cuộc đời, và không còn sức để vực dậy chính là điều đáng buồn nhất trong vòng đời của một con người. Vậy nên, hãy chú tâm thật nhiều để làm tốt việc mình đang làm, sớm muộn bạn sẽ thành công.

1. Bạn thất bại vì bạn đã từ bỏ

Cảm giác của bạn như thế nào khi biết mình là một người đầy tiềm năng và có tố chất thành công nhưng lại sớm bỏ cuộc? May mắn là bạn chưa đạt đến mức độ cao nhất của việc bỏ cuộc, đó chính là tự sát. Mỗi chúng ta đều có một nơi thuộc về mình trên thế giới này, chỉ là bạn chưa tìm thấy mà thôi. Làm ơn đừng tự giết mình khi chưa tìm được nơi ấy.

Hơn nữa, không phải ai bỏ cuộc cũng đều tự sát. Có thể đơn giản như một anh chàng làm văn phòng, mỗi ngày vắt kiệt thể chất lẫn tâm thần và nhận được mức lương hơn hai chục triệu mỗi tháng, vậy “bỏ cuộc ở đâu”? Chính là việc anh ta chấp nhận một sống một cuộc đời, đúng hơn là cảnh khổ được bao bọc cẩn thận bằng số tiền “an toàn” mà anh ta nhận được mỗi tháng.

Nếu bạn chứng kiến cảnh những người mình yêu quý từ bỏ giấc mơ của họ, hoặc đang tranh đấu khổ sở thì bạn sẽ biết được giảm giác của mình lúc ấy hụt hẫng, đau buồn đến mức nào. Hãy nói họ nghe, từ bỏ chính là lý do số một dẫn đến sự thất bại, thất bại vĩnh viễn. Chỉ cần còn chủ động cố gắng, dù cho có đang tập trung nhầm thứ, hay đang sử dụng một chiến lược dở tệ thì bạn vẫn chưa hề thất bại, bạn vẫn còn có thể học hỏi và hy vọng. Còn một khi bạn đã từ bỏ và nếu kỳ tích có thật đi chăng nữa, thì nó cũng không bao giờ đưa thành công đến được với bạn.

Khi đã vấp ngã thì không ai trong chúng ta có thể đứng lên mà lành lặn, không một vết xước, vết trầy. Nhưng, hỡi những người đã may mắn được sinh ra trên đời, bạn có biết câu nói nào đã truyền cảm hứng để hàng vạn người có động lực biến ước mơ của họ thành hiện thực? Câu nói nào giúp đẽo gọt tinh thần cho hàng triệu người có thể bước tiếp? Thậm chí cứu sống biết bao mạng người, và mang lại độc lập tự do cho nhiều dân tộc? Đơn giản lắm…

…ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC!!!

One thought on “9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Thất Bại”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *